Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC
Trong ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng, hợp đồng tổng thầu EPC là lựa chọn ưu việt cho nhiều dự án quy mô lớn và phức tạp. Được thiết kế để tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, hình thức hợp đồng này cung cấp một giải pháp toàn diện và tích hợp. Từ đó đảm bảo sự thành công của dự án từ giai đoạn thiết kế cho đến hoàn thành và bàn giao.
Với hợp đồng EPC, một nhà thầu tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật liệu, cho đến thi công và quản lý dự án. Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các mô hình hợp đồng truyền thống. Những ưu điểm này không chỉ giúp các nhà đầu tư và chủ dự án tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn giảm thiểu sự phức tạp trong quản lý và điều phối.
Hợp đồng tổng thầu EPC là một loại hợp đồng xây dựng. Trong đó, nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, cho đến cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng đến thi công rồi bàn giao công trình.
Với các dự án xây dựng lớn được nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư thì sẽ thành lập hợp đồng EPC. Trong trường hợp này, các điều khoản thi công, chất lượng công trình, công nghệ kỹ thuật, thời gian hoàn thành…. được quy định chi tiết.
Tham khảo: Quy định về tổng thầu EPC
Hợp đồng tổng thầu EPC là một loại hợp đồng xây dựng đặc biệt
Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC
Hợp đồng tổng thầu EPC mang đến nhiều lợi ích cả nhà thầu và chủ đầu tư trong việc phát huy vai trò, chủ động, sáng tạo cũng như nâng cao hiệu quả của dự án. Cụ thể:
Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC
Nhà đầu tư
Với hợp đồng tổng thầu EPC cho phép chủ đầu tư tận dụng tối đa năng lực kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của nhà thầu. Điều này dẫn đến chủ đầu tư chủ động về mặt thời gian, tiến độ thi công dự án và tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình thi công.
Nhà thầu
Hợp đồng tổng thầu EPC giúp cho chủ thầu có sự chủ động hơn trong công việc. Nhà thầu sẽ không bị phụ thuộc vào việc giám sát, việc kiểm tra của chủ đầu tư. Đồng thời giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn trong quá trình thi công.
Nhược điểm
Bên cạnh những Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC, thì hợp đồng này cũng có một số hạn chế. Để áp dụng được hợp đồng EPC thì cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định để đảm bảo lợi ích tối đa:
Việc áp dụng sai dự án có thể khiến cho dự án không được hoàn thành như mong muốn. Điều này khiến cho nhà đầu tư phải gánh chịu mức phí cao không đáng có và gây lãng phí cho ngân sách
Có thể xảy ra nhiều rủi ro với các bên:
Công nghệ kỹ thuật phát sinh lỗi: Với nhà thầu không đáp ứng đủ chuyên môn để kiểm tra, giám sát rất có thể phát sinh lỗi trong quá trình thi công và vận hành dự án. Khi đó gây ra thiệt hại nhiều phía không chỉ riêng với nhà thầu.
Các thiết bị công nghệ, lắp đặt do đơn vị nhà thầu mua sắm có thể không đáp ứng đủ điều kiện theo như quy định ở nước sở tại (sai thông số, không phù hợp với quy chuẩn…)
Trong quá trình kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư không thể diễn ra thường xuyên có thể khiến cho việc giám sát nhà thầu sẽ không hiệu quả
Với những nhà thầu không có tính chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm sẽ khiến cho dự án tồn tại điểm sai sót. Trong một số trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện ra các lỗi, sai sót thi công hoặc vấn đề về trang thiết bị của dự án.
Để hoàn thành một công trình, chủ đầu tư cần giám sát nhiều hạng mục. Phương pháp giám sát lỏng lẻo có thể dễ sinh ra những hậu quả tiêu cực như thất thoát vốn, khâu quản lý lỏng lẻo và gây ra lãng phí vật liệu….
Tầm quan trọng của hợp đồng tổng thầu EPC
Để khắc phục vấn đề trên cần dùng hợp đồng tổng thầu EPC. Đây cũng là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm túc của nhà thầu. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư.
Sự hỗ trợ của nhà thầu giúp giảm gánh nặng tài chính khi triển khai dự án. Hạn chế tối đa các tranh chấp giữa các bên trong quá trình xây dựng. Đồng thời giúp tăng cường sự kết nối giữa các bên. Hạn chế các rủi ro cho chủ đầu tư trong quá trình xây dựng, quy trình phối hợp. Đến nay, trách nhiệm đã giảm xuống một nhà thầu EPC. Từ đó nhà thầu chủ động về thời gian hoàn thành, chi phí đầu tư, chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Bởi trong hợp đồng EPC đã có những quy định rất rõ ràng về điều khoản bồi thường, nộp phạt nếu như không thực hiện đúng cam kết.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn có thể áp dụng tối đa trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý của nhà thầu nếu như áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC.
Một lý do để sử dụng hợp đồng tổng thầu EPC đó là loại hợp đồng này chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm chính cho công trình thi công. Do vậy mà chủ đầu tư bỏ ra chi phí ít và ít nhân lực để quản lý dự án.
Để có thể thực hiện công tác quản lý hợp đồng tổng thầu EPC cho các công trình xây dựng hay dự án, bạn cần thực hiện các việc sau:
Xác định rõ phạm vi của công việc: Các nhà đầu tư cần thực hiện một cách minh bạch và rõ ràng những phạm vi quản lý hợp đồng tổng thầu EPC. Trên thực tế, một dự án khi triển khai luôn có những công việc rất khó để phân định. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân chia công việc cũng như trách nhiệm của các bên. Do vậy, việc xác định rõ chi tiết phạm vi của công việc là điều không thể thiếu nếu muốn quản lý hợp đồng tổng thầu EPC một cách hiệu quả.
Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, tài liệu cần thiết để mời thầu EPC: Các yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư với dự án được làm rõ thông qua các giấy tờ. Các yêu cầu này khá đa dạng , phải được làm rõ định lượng và định tính để đưa vào nội dung tài liệu.
Chủ động phối hợp với chủ đầu tư: Các nhà thầu cần phối hợp công tác tổ chức đào tạo các cán bộ quản lý, công nhân vận hành và sử dụng công trình theo hợp đồng.
Nếu bạn đang tìm kiếm nhà thầu EPC uy tín, hãy liên hệ cho chúng tôi:
- Công ty cổ phần năng lượng Bình Yên
- Số 94 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
- Hotline:0983522949
- Contact@binhyen.com.vn